
Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra ngày 9/1/2023, ông Phạm Lê Phú, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho hay, năm 2022, dù còn gặp nhiều khó khăn, song EVNNPT đã tập trung xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, gồm 48 nhiệm vụ tương ứng với 3 nhóm công việc cụ thể: Thích ứng an toàn trong mọi hoạt động; linh hoạt, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và nâng cao năng suất lao động.
Theo ông Phạm Lê Phú, EVNNPT đã vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, liên tục, ổn định, góp phần cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với sản lượng điện truyền tải đạt 211,47 tỷ kWh, đạt 98% kế hoạch tập đoàn giao, tăng 5,28% so với năm 2021.
Toàn bộ 6/6 chỉ tiêu suất sự cố thực hiện năm 2022 đều đạt chỉ tiêu EVN giao. Các sự cố đã được EVNNPT tập trung xử lý nhanh, khôi phục cấp điện kịp thời, không để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng lớn đến quá trình cung cấp điện cho phụ tải và gây mất điện trên diện rộng. Công tác quản lý và xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp được tổng công ty và các đơn vị luôn quan tâm. Năm 2022 đã giảm được 69 vụ vi phạm hành lang an toàn, tương ứng giảm 30,4% so với năm 2021, không xảy ra tai nạn trong dân do hành lang lưới điện. Công tác an toàn vệ sinh lao động được đảm bảo, không để xảy ra tai nạn lao động chết người.
Trong năm 2022, toàn EVNNPT đã khởi công được 28 dự án; trong đó có nhiều dự án quan trọng phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện và đảm bảo cung cấp điện như đường dây 500 kV đấu nối Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân; các Trạm biến áp 220 kV: Khu kinh tế Nghi Sơn, Pắc Ma, Phú Thọ 2…
EVNNPT đã hoàn thành đóng điện được 42 dự án; trong đó, có nhiều dự án quan trọng phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện BOT, năng lượng tái tạo, thủy điện, nhập khẩu điện và các dự án phục vụ đảm bảo cung cấp điện như: các đường dây 500 kV mạch 3 Vũng Áng – Quảng Trạch – Dốc Sỏi, Vân Phong – Vĩnh Tân, Tây Hà Nội – Thường Tín, Long Thành rẽ Phú Mỹ – Sông Mây; Trạm biến áp 500 kV Vân Phong…
Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển đổi số tiếp tục được đẩy mạnh. Trong đó nổi bật là hoàn thành xây dựng phần mềm, triển khai số hóa hoàn toàn việc kiểm tra quản lý vận hành đường dây, vận hành trạm biến áp và công tác thí nghiệm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích hình ảnh và đánh giá tình trạng thiết bị trên lưới truyền tải điện; trang bị thiết bị bay không người lái và lắp đặt 65 camera AI/camera giám sát đường dây; chuyển 115 (đạt 78,8%) trạm biến áp 220kV sang vận hành không người trực. Kế hoạch thực hiện đến năm 2025 đạt 100% các trạm biến áp 220kV chuyển sang vận hành không người trực…
Đối với nhóm chỉ tiêu nâng cao năng suất lao động, năm 2022, EVNNPT đã thực hiện tốt các chỉ tiêu này với kết quả trong năm đã thực hiện chuyển đổi 3 trạm biến áp đang vận hành và đóng điện 7 trạm biến áp mới theo tiêu chí không người trực, nâng tổng số trạm biến áp theo tiêu chí không người trực lên 115 trạm biến áp 220 kV của EVNNPT, đạt tỷ lệ 78,8% số trạm 220 kV theo tiêu chí không người trực.
Trong năm EVNNPT cũng đã thực hiện tốt rà soát, bố trí sắp xếp lao động, hạn chế tối đa tuyển dụng lao động mới với số lao động đến cuối năm 2022 là hơn 7.000 người, giảm 79 người so với thời điểm 31/12/2021. Năng suất lao động năm 2022 của Tổng công ty đạt 32,80 triệu kWh/người, đạt 101,23% kế hoạch Tập đoàn giao.
Tại hội nghị, theo đánh giá của ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, năm qua EVNNPT đã nỗ lực và đạt nhiều thành công trong đảm bảo lưới điện truyền tải như: không để xảy ra sự cố về lưới điện; nhiều công trình quan trọng đưa vào vận hành như đường dây 500 kV mạch 3, đường dây đấu nối nhà máy BOT Vân Phong…; chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải như ứng dụng thiết bị bay, lắp đặt camera cảm biến đo nhiệt, số hóa 100% công việc…,
Nguồn: baotintuc.vn